Dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Thứ năm - 23/09/2021 21:42
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ giúp khởi đầu phát triển tốt. Giúp trẻ phát triển toàn diện về trí não và thể chất để sẵn sàng khám phá thế giới.
Dinh dưỡng cho trẻ mầm non
       Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất và trí tuệ. Đây là giai đoạn tiền đề quyết định quan trọng đến toàn bộ sự phát triển chung của trẻ về sau. Chính vì tầm quan trọng đó, vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở độ tuổi mầm non đã được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với các bậc phụ huynh.
        Dinh dưỡng cho trẻ mầm non các bậc phu huynh cần lưu ý để chăm sóc trẻ tốt hơn. Để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này, phụ huynh cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Ở lứa tuổi này, việc ăn uống của trẻ đã gần giống như người lớn, trẻ đã có thể tham gia cả 3 bữa ăn chính cùng gia đình và ít nhất là 2 bữa phụ khác. Bữa ăn của trẻ cần được đảm bảo nhóm thực phẩm gồm: chất đạm; chất béo;tinh bột; vitamin và khoáng chất.

        Thức ăn tinh bột có mặt trong 3 bữa chính và một số bữa phụ của bé: gồm cơm, khoai tây, khoai lang, mì và những thức ăn từ tinh bột như bánh mì, bánh ngọt,….
       Hoa quả và rau xanh: trong thức ăn hàng ngày, rau có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau không đáng kể nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau xanh còn có loại đường tan trong nước và chất xenlulozơ vì vậy cần ít nhất một phần rau xanh trong bữa ăn của bé. Hoa quả thì có thể cho bé ăn thường xuyên hơn.
       Thức ăn giàu protein và chất sắt có mặt trong ít nhất 2 bữa chính của bé gồm: thịt, cá, trứng, các loại hạt.
Sữa, sữa chua và phô mai có thể cho bé ăn 3 loại này thành 3 phần trong ngày. Thực phẩm chứa sữa giàu canxi tốt cho xương của trẻ. Cũng có thể cho các trẻ uống thêm sữa nhưng không quá 350ml/ngày. Uống nhiều sẽ khiến trẻ bị no, giảm cảm giác thích thú khi ăn.

    Đồ uống: đối với trẻ ở độ tuổi mầm non có thể uống tới 6 ly nước/ngày  (nước lọc và nước hoa quả). Trẻ ở tuổi mẫu giáo cần nhiều chất lỏng hơn vào những ngày trời nóng, nhất là khi trẻ nô đùa, dễ bị mất nước nhanh. Sữa và nước lọc là hai đồ uống quan trọng giữa những bữa chính.
        Phụ huynh cũng nên cẩn thận với nước hoa quả vì axit trong hoa quả có thể phá hủy men răng, nếu bé uống nhiều lần trong ngày. Tốt nhất, cần pha loãng và cho trẻ uống ở mức vừa phải.
Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, mong rằng bài viết có thể giúp các bậc phụ huynh chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt hơn.


        Do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu nên dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Để trẻ khỏe mạnh và có sức đề kháng phòng bệnh trong mùa dịch COVID-19, cha mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ.



     Một chế độ ăn đủ đạm (protein) có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp nhanh lành bệnh.

Chất đạm cung cấp nguyên liệu tổng hợp các tế bào bạch cầu và kháng thể được ví như những binh lính trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập cơ thể.

Chất đạm từ động vật : Các loại thịt như thịt lợn, gà, bò,Cá và các chế phẩm của cá còn chứa vitamin A, D, B12. Tôm, lươn, cua có hàm lượng và chất lượng chất đạm không kém gì so với thịt, cá. Các loại trứng gà, vịt, trứng cá là nguồn cung cp chất đạm tốt nhất vì có đầy đủ các acid min cần thiết với tỷ lệ cân đối. nhiều loại sữa bò, sữa đậu nành có nhiều chất bổ dưỡng cho trẻ.

Chất đạm từ thực vật : Đậu đỗ có hàm lượng chất đạm cao. Đậu tương có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đạm đậu tương có giá trị như đạm động vật. Ngoài ra đậu tương còn chứa các chất có tác dụng phòng chống ung thư và giảm cholesterol máu. Hàm lượng chất đạm trong vừng, lạc cao nhưng chất lượng kém hơn đậu đỗ.

      Vitamin và khoáng chất là một trong những yếu tố quan trọng cần thiết cho sự phát triển và duy trì các hoạt động quan trọng của cơ thể. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và điều trị cảm cúm thông thường.
Các loại thực phẩm giàu Vitamin C cho bé : cam, ổi, dâu tây, đu đủ, xoài,…

     Bổ sung vitamin A đầy đủ để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng cũng như ngăn ngừa các tổn thương thị lực.
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như cà rốt, khoai lang, cà chua. Các loại rau lá xanh đậm như rau bina, cải xoăn, xà lách xoong, súp lơ xanh, bí đao,…

     Hầu hết các vitamin trong nhóm B đều có lợi ích tốt. Tuy nhiên, đối với sức khỏe của trẻ thì đây là loại vitamin quan trọng nhất.

Đậu Hà Lan, hạt điều, đậu nành (B1) ; Trứng, phô mai, rau dền, vừng (B2) ; Quả bơ, măng tây, bông cải xanh (B5) ; thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà,, phô mai, trứng (B12)…

     Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm :
Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày, nhu cầu nước hàng ngày của trẻ được tính như sau : Trẻ có cân nặng <10 kg: cần 100 ml nước/kg/ngày bao gồm cả sữa, trẻ có cân nặng từ 10 kg trở lên lượng nước uống là : 1000 ml + 50 ml x kg cân nặng sau 10 kg.
Ví dụ trẻ có cân nặng là 14 kg (trẻ 3 tuổi) lượng nước sẽ là: 1000 ml + 50 x 4 = 1200 ml
Trẻ có kg từ 30 kg trở lên uống bằng người lớn: 2000 – 2500 ml/ngày
Lượng nước bao gồm cả sữa và nước trái cây.

     Ăn đa dạng nhiều thực phẩm
Trong giai đoạn này trẻ cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm, thực phẩm nhiều màu sắc và dinh dưỡng phong phú. Cố gắng ăn không dưới 15 loại thực phẩm mỗi ngày, kể cả gia vị.

     Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ngọt
Những thực phẩm này cung cấp nhiều năng lượng, nhưng gây đầy bụng khó tiêu, không cung cấp đủ đạm và các vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể.

     Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Ăn chín, uống sôi. Các loại thịt, cá, trứng phải được nấu chín hoàn toàn. Để riêng thực phẩm sống, chín. Thực phẩm tươi chưa sử dụng phải cất ngăn đá tủ lạnh. Thực phẩm đã nấu chưa ăn ngay phải cất ngăn mát tủ lạnh. Rửa tay trước khi ăn, trước và sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với bề mặt có nguy cơ.

Cần ăn uống điều độ, đủ số lượng, thời gian dịch bệnh trẻ ít được ra ngoài vận động nên nguy cơ béo phì sẽ gia tăng nếu trẻ không được ăn uống điều độ, ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng như: bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh cần phải hạn chế. Nên ăn nhiều quả chín, rau xanh, uống nước ngụm nhỏ thường xuyên để giữ ẩm cổ họng, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.

Các bữa ăn chính: Nên ăn 3 bữa/ngày và 1 – 2 bữa phụ bằng sữa tươi không đường, sữa đậu nành, sữa chua ít đường, các loại trái cây ít đường, không ăn vặt trước các bữa ăn chính đặc biệt không ăn bim bim, bánh kẹo và nước ngọt. Một ngày trẻ nên uống 300- 400 ml sữa, ăn 100-200 ml sữa chua mỗi ngày.

 




 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn (dùng thử)
Bữa sáng:

Nui hải sản
Sữa growlus

Bữa trưa:

Cơm
Thịt gà sốt chanh dây
Bắp cải xào
Canh súp nấu mộc
Nước cam ép

Bữa xế:

Bánh bông lan mặn chà bông

Bữa chiều:

Cháo khoai lang

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,461
  • Tháng hiện tại26,869
  • Tổng lượt truy cập6,204,456
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây