Những phụ gia thực phẩm có thể ngộ độc cho trẻ

Thứ tư - 02/01/2019 21:24
Một nhóm bác sĩ nhi khoa cho biết, hóa chất được sử dụng để bảo quản, đóng gói và tăng cường thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ em.

Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho rằng những hóa chất được sử dụng để bảo quản, đóng gói và tăng cường thực phẩm có liên quan đến những thay đổi trong hệ thống hormon của trẻ em, chúng có thể làm thay đổi sự phát triển bình thường và tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.
Tiến sĩ Leonardo Trasande, một nhà nghiên cứu sức khỏe môi trường thuộc trường Y khoa của Đại học New York, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu này cho biết, các hóa chất này ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi người, nhưng có thể có tác động đặc biệt mạnh mẽ ở trẻ em, theo Healthday.
 
 Những phụ gia thực phẩm có thể ngộ độc cho trẻ
 
Một nhóm bác sĩ nhi khoa cho biết, hóa chất được sử dụng để bảo quản, đóng gói và tăng cường thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ em.

Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho rằng những hóa chất được sử dụng để bảo quản, đóng gói và tăng cường thực phẩm có liên quan đến những thay đổi trong hệ thống hormon của trẻ em, chúng  có thể làm thay đổi sự phát triển bình thường và tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.
Tiến sĩ Leonardo Trasande, một nhà nghiên cứu sức khỏe môi trường thuộc trường Y khoa của Đại học New York, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu này cho biết, các hóa chất này ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi người, nhưng có thể có tác động đặc biệt mạnh mẽ ở trẻ em, theo Healthday.
Những hóa chất có thể gây ngộ độc
Một số hóa chất ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm bao gồm:
Bisphenol, được sử dụng trong nhựa và lớp lót của lon kim loại. Chúng có thể hoạt động như estrogen trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự khởi đầu của tuổi dậy thì, làm giảm khả năng sinh sản, tăng mỡ cơ thể và ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ miễn dịch.
Phthalates, được tìm thấy trong nhựa và ống vinyl được sử dụng trong sản xuất thực phẩm công nghiệp. Những hóa chất này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ phận sinh dục nam, làm tăng béo phì ở trẻ em và góp phần gây bệnh tim.
Hóa chất Perfluoroalkyl (PFCs), được sử dụng trong bao bì thực phẩm giấy chống mỡ. Chúng có thể làm giảm khả năng miễn dịch, giảm trọng lượng trẻ sơ sinh và giảm khả năng sinh sản, hơn thế nữa chúng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tuyến giáp.
Percholate, được thêm vào bao bì thực phẩm khô để kiểm soát tĩnh điện. Chất này được biết là phá vỡ chức năng tuyến giáp và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não sớm.
Màu thực phẩm nhân tạo, có liên quan đến các triệu chứng rối loạn tăng động thiếu tập trung (ADHD).
Nitrat và nitrit, được sử dụng để bảo quản thực phẩm và tăng cường màu sắc, đặc biệt là trong các loại thịt đã được xử lý và chế biến. Những hóa chất này có thể ảnh hưởng đến sản xuất hormon tuyến giáp, và có liên quan đến ung thư đường tiêu hóa và hệ thần kinh.
Tiến sĩ Michael Grosso, chủ tịch khoa nhi và giám đốc y khoa tại Bệnh viện Huntington ở Huntington, cho biết: “Hiện nay có một bằng chứng chứng minh rằng các hóa chất môi trường đi vào chế biến thực phẩm và thực phẩm có thể có tác động đáng kể đến sức khỏe con người, bao gồm cả khả năng sinh sản, bệnh tuyến giáp, một số bệnh ung thư và nhiều hơn nữa”
Biện pháp để bảo vệ sức khỏe
Cha mẹ có thể giới hạn sự tiếp xúc của trẻ với các hóa chất này bằng một số cách sau: Chọn trái cây và rau quả tươi hoặc đông lạnh hơn thức ăn đóng hộp; Tránh các loại thịt chế biến sẵn, đặc biệt là khi mang thai; Không dùng hộp nhựa đựng thức ăn và không hâm thức ăn khi đựng bằng hộp nhựa trong lò vi ba; Cha mẹ cũng có thể sử dụng mã tái chế ở dưới cùng của sản phẩm, như là một phương tiện để xác định xem bao bì nhựa có an toàn hay không.
Từ những tác hại có thể xảy ra nêu trên, cơ quan chức năng cần có những quy định chặt chẽ hơn liên quan đến phụ gia thực phẩm. Các biện pháp này bao gồm quy trình chỉ định "Được công nhận là an toàn", các yêu cầu mới về kiểm tra độc tính trước khi sử dụng trên thị trường và kiểm tra các hóa chất đã được phê công bố trước đây.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn (dùng thử)
Bữa sáng:

Cháo cá lóc nấu nấm hương
Growplus

Bữa trưa:

Cơm
Thịt ba chỉ kho đậu hủ non
Đậu bắp hấp
Canh chua gà lá giang
Sữa chua dâu

Bữa xế:

Đu đủ

Bữa chiều:

Hủ tiếu xào thịt rau củ
 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay844
  • Tháng hiện tại33,855
  • Tổng lượt truy cập6,211,442
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây