Chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Thứ ba - 12/02/2019 13:22
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng cơ thể thiếu hụt về protein - năng lượng và các vi chất dinh dưỡng gây ra do giảm tiêu thụ thực phẩm và/hoặc do bệnh tật.
Thuật ngữ Suy dinh dưỡng thấp còi được sử dụng để mô tả tình trạng trẻ em không đạt được chiều cao theo độ tuổi, giới. Đây là thể SDD mạn tính, phản ánh sự tích luỹ lâu dài quá trình SDD và hoặc nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại, và các thiếu hụt khác kéo dài qua nhiều thế hệ. SDD thấp còi thể hiện tình trạng không đạt được chiều cao tối đa theo di truyền.
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng cơ thể thiếu hụt về protein - năng lượng và các vi chất dinh dưỡng gây ra do giảm tiêu thụ thực phẩm và/hoặc do bệnh tật.
Thuật ngữ Suy dinh dưỡng thấp còi được sử dụng để mô tả tình trạng trẻ em không đạt được chiều cao theo độ tuổi, giới. Đây là thể SDD mạn tính, phản ánh sự tích luỹ lâu dài quá trình SDD và hoặc nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại, và các thiếu hụt khác kéo dài qua nhiều thế hệ. SDD thấp còi thể hiện tình trạng không đạt được chiều cao tối đa theo di truyền.
Cách phát hiện trẻ SDD thấp còi
Để xác định được trẻ có phải là SDD thấp còi hay không cần đo chiều dài nằm/ chiều cao đứng của trẻ và sử dụng chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2006 cho trẻ dưới 5 tuổi để xác định tình trạng dinh dưỡng và mức độ SDD. Đo chiều dài nằm với trẻ dưới 24 tháng tuổi và đo chiều cao đứng với trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên, kết quả đo được so sánh với chuẩn tăng trưởng của WHO theo từng lứa tuổi (tính theo tháng). Trẻ SDD thể thấp còi khi chiều cao của trẻ thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi, cùng giới (dưới ngưỡng -2SD). Trẻ dưới 2 tuổi cần được cân, đo định kỳ hàng tháng để kịp thời phát hiện sớm dấu hiệu chậm tăng trưởng của trẻ: trẻ dưới 1 tuổi nên cân đo 1 tháng/1lần, trẻ 1 tuổi trở lên: 2 - 3 tháng/lần, nên sử dụng biểu đồ tăng trưởng để theo dõi. Trẻ từ 2 tuổi đến dưới 5 tuổi có thể cân đo 6 tháng 1 lần. Nếu phát hiện trẻ bị SDD cần cân, đo 1 tháng/1 lần.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ SDD thấp còi
Hai vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc trẻ SDD thấp còi đó là giúp phát triển chiều cao tối ưu để bắt kịp đà tăng trưởng và tăng cường miễn dịch. Quá trình chăm sóc bắt đầu từ giai đoạn bà mẹ trước và trong khi mang thai đến khi trẻ sinh ra, nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ ăn bổ sung đến lứa tuổi tiền học đường. Cần đảm bảo đủ dinh dưỡng theo nhu cầu của trẻ là yếu tố chính tác động đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ.
Trước, trong khi mang thai bà mẹ cần được bổ sung viên sắt/axít folic hoặc viên đa vi chất, bổ sung canxi cho bà mẹ có nguy cơ do chế độ ăn thấp canxi (không dùng sữa và chế phẩm sữa, ít ăn cá tôm cua, đậu đỗ...), dùng muối iốt trong chế biến thức ăn. Trẻ cần bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn. Bổ sung vi chất cho trẻ em có nguy cơ: bổ sung vitamin A cho trẻ em từ 6 - 59 tháng tuổi, bổ sung kẽm dự phòng cho trẻ từ 12 - 59 tháng tuổi.Trẻ từ 6 tháng trở lên, cho trẻ ăn bổ sung đúng cách. Đảm bảo bữa ăn của trẻ đa dạngcác loại thực phẩm trong đó nhóm dầu mỡ là bắt buộc, sử dụng các thức ăn giàu đạm động vật như thịt, trứng, tôm, cua, cá… Tăng đậm độ năng lượng, hóa lỏng bữa ăn bổ sung bằng cách thêm dầu/mỡ, bằng giá đỗ hoặc men enzyme, tăng cường các loại quả tươi giàu vitamin. Cần ăn tăng các thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, cua, nấu nhừ để ăn cả vỏ, xương sẽ hấp thu được nhiều canxi.