9 Thời Điểm Mẹ Tuyệt Đối Không Tắm Cho Bé

Thứ hai - 04/12/2017 11:44
9 Thời Điểm Mẹ Tuyệt Đối Không Tắm Cho Bé
Nếu như mẹ tắm cho trẻ vào thời điểm không thích hợp, mẹ dễ gây ra cho trẻ những tổn thương không ngờ tới.
Rất nhiều trẻ nhỏ thích cảm giác được đắm chìm trong chậu nước tắm vẫy vùng. Có những bé sơ sinh đang cáu gắt dữ dội, nhưng chỉ cần cho nằm vào chậu nước liền nín khóc, cười khanh khách.
Dù là mùa đông hay mùa hè, tắm xong trẻ đều sẽ cảm thấy dễ chịu, chính vì thế chúng khá thích thú với điều đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tắm cho trẻ được. Nếu như mẹ tắm cho bé vào thời điểm không thích hợp, mẹ dễ gây ra cho trẻ những tổn thương không ngờ tới. Dưới đây là 9 trường hợp mẹ nên tránh tắm cho bé:
1. Khi trẻ vừa ăn no xong
Người lớn vừa ăn no đã đi tắm sẽ thấy không dễ chịu lắm, và tất nhiên là trẻ con cũng vậy. Đặc biệt, với những trẻ còn chưa đầy một tuổi, việc tắm ngay sau khi ăn no dễ dàng khiến bé bị trào ngược dạ dày, gội đầu ngay khi đó cũng dễ gây ra hiện tượng thiếu dưỡng khí trên não, có ảnh hưởng không tốt với sức khỏe của trẻ.
2. Khi trẻ cảm lạnh, hâm hâm sốt
Nhiều bà mẹ thích cho con ngâm mình vào bồn nước ấm với hy vọng đạt được hiệu quả giải nhiệt bằng phương pháp vật lý. Tuy nhiên, cần phải nhắc nhở các mẹ thật rõ ràng rằng: Nếu như con bạn bị cảm lạnh, có hiện tượng sốt, tốt nhất không nên cho trẻ đi tắm. Nguyên nhân là do khi tắm, lỗ chân lông của trẻ giãn rộng ra, không khí lạnh dễ dàng thâm nhập khiến cho bệnh tình của con ngày một nặng thêm.
3. Khi da con đang chịu tổn thương
Trẻ con mải nghịch ngợm sẽ không tránh khỏi va chạm và xước xát ngoài da. Tuy nhiên mẹ cần đặc biệt chú ý, tắm cho con trong khi trẻ đang có tổn thương về da nếu không cẩn thận con sẽ dễ bị nhiễm trùng, thời gian hồi phục chậm.
4. Khi con vừa nôn, trớ
Những đứa trẻ đang bú sữa mẹ thường có hiện tượng nôn, trớ. Khi trẻ nôn trớ làm bẩn quần áo, mẹ cũng không nên tắm ngay cho con mà lau người, thay áo trước đã. Mẹ đừng để ý đến chuyện con "bốc mùi", khi con hoàn toàn bình thường mẹ hãy đưa con đi tắm.
5. Khi tâm trạng trẻ không tốt
Đối với những trẻ lớn hơn một chút, khi bạn cảm thấy trẻ đang không được vui, bạn không nên ép trẻ đi tắm. Tốt nhất bạn nên an ủi, hỏi han chúng trước, đợi cho chúng ổn định lại tâm lý rồi, bạn hãy đưa trẻ đi tắm.
6. Sau khi trẻ đi tiêm phòng
Trẻ nhỏ phải tiêm rất nhiều loại vắc-xin phòng chống bệnh, mẹ cần ghi nhớ sau khi tiêm xong, trẻ có một vết thương nhỏ, nếu lúc này vết thương đó tiếp xúc với xà phòng, nước không sạch, vết thương rất dễ nhiễm trùng, sưng tấy. Vì vậy, sau khi trẻ tiêm xong, mẹ đợi một hai ngày sau hãy tắm cho trẻ, hoặc tránh chỗ vết thương, không để tiếp xúc với nước.
7. Trước giờ ngủ của trẻ vào ban đêm
Tắm ngay trước khi ngủ dễ khiến cho bộ não hưng phấn, không dễ dàng chìm vào giấc ngủ, phương pháp này cũng không phù hợp với bộ não đang phát triển của trẻ. Dù rằng sau khi tắm xong, bạn sẽ lau khô tóc cho trẻ thì khi trẻ đi ngủ, trẻ vẫn dễ bị lạnh đầu, dẫn đến đau đầu, cảm lạnh.
8. Tắm khi trẻ vừa tỉnh ngủ
Nhiều người lớn thích tắm ngay khi ngủ dậy để tỉnh táo, tuy nhiên cách làm này lại không hề phù hợp với trẻ nhỏ. Vào buổi sáng, khi trẻ ngủ dậy, thân thể trẻ lúc này khá yếu, ngay lập tức đi tắm sẽ làm trẻ giảm thân nhiệt nhanh, trẻ không thích ứng kịp sự thay đổi nhiệt độ dễ bị ốm, không tốt cho sức khỏe của trẻ.
9. Tắm ngay sau khi vận động
Trẻ nhỏ nô đùa bên ngoài và về nhà trong bộ dạng mướt mải mồ hôi, khắp người bốc lên mùi hôi khó tả dễ khiến cho mẹ thấy khó chịu, tuy nhiên mẹ cũng cần chờ con khô hẳn mồ hôi, hết mệt rồi mới đưa con đi tắm.
Khi trẻ đang nhiều mồ hôi, đi tắm ngay sẽ bị ốm. Do sau khi vận động, lỗ chân lông của trẻ đang mở để thoát mồ hôi, tản nhiệt, chính vì thế, nước tắm sẽ dễ dàng đưa nhiệt lượng trong cơ thể bé ra ngoài. Tốt nhất nên chờ nửa tiếng sau khi bé vận động mẹ mới đưa bé đi tắm.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn (dùng thử)
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay649
  • Tháng hiện tại8,635
  • Tổng lượt truy cập6,223,439
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây