Đứa trẻ hạnh phúc

Thứ tư - 12/05/2021 07:59
Đứa trẻ hạnh phúc
Không chỉ sức khỏe, giáo dục, nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc để dễ dàng thành công trong cuộc sống cũng là một trong những mục tiêu mà nhiều bố mẹ hướng đến. Nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc là việc mang lại cho con một tinh thần thoải mái, tích cực, và những kỹ năng quan trọng lâu dài, để giúp trẻ dễ dàng vượt qua khó khăn, luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu của mình.
1. Tạo môi trường ngoài trời cho trẻ vui chơi.
          Chạy trên sân cỏ, chơi trên xích đu, đào đất, đi bộ, đi xe đạp...đều là những hoạt động ngoài trời tốt cho trẻ em.
Ngay cả khi thời tiết không hoàn hảo, hãy khuyến khích con bạn đi xe đạp, chơi với những đứa trẻ hàng xóm và chạy xung quanh ngoài trời.
 2. Hạn chế xem tivi, điện thoại.
          Bé nhà bạn có thể rất thích và hứng thú với các chương trình trên tivi. Tuy nhiên, nếu dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử sẽ không tốt cho sức khỏe và tâm lý của trẻ.
Bố mẹ có thể kiểm soát thời gian trên màn hình của trẻ bằng cách đặt ra giới hạn như: hạn chế quyền truy cập của trẻ, hạn chế thời gian xem (Ví dụ như 10 phút - 30 phút mỗi ngày).
 3. Bài học về lòng biết ơn
          Một trong những cách tốt nhất để giúp trẻ em học về lòng biết ơn là bạn có thể làm gương cho con, bằng việc bạn thể hiện sự biết ơn ấy với những người xung quanh và dạy con làm điều tương tự. Không nhất thiết phải thể hiện bằng lời nói, bạn có thể khuyến khích con viết thư cảm ơn, tặng quà hay đôi khi là cái ôm cũng khiến người khác cảm kích.
 4. Dạy trẻ biết kiểm soát
          Ăn thêm bánh ngọt, bỏ dở bài tập về nhà vì mải chơi với bạn bè, xem TV thay cho làm việc vặt,...nhất thời có thể khiến trẻ vui vẻ nhưng lâu dài và duy trì thành thói quen thì sẽ gây hại.
Vì vậy, dạy con biết kiểm soát hành vi và cảm xúc là điều cần thiết để học cách tự giác ngay từ khi còn nhỏ. Nghiên cứu tại
 6. Làm việc nhà
          Các nghiên cứu chỉ ra rằng cho trẻ làm việc nhà giúp chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống trong tương lai. Vì khi làm việc nhà, trẻ được học về những gì mình cần làm để chăm sóc cho chính mình, chẳng hạn như học các kỹ năng: nấu cơm, dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc… và cả kỹ năng giao tiếp từ việc hỏi bố mẹ cách làm hay khi làm cùng bố mẹ. Trẻ cũng sẽ cảm thấy tự tin và có trách nhiệm hơn vì giúp bố mẹ hoàn thành việc nhà sớm hơn, có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn, bớt được căng thẳng, mệt mỏi.
7. Ăn tối cùng nhau
          Bữa ăn gia đình không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp trẻ có sự cân bằng trong ăn uống, tránh rối loạn bữa ăn và tình trạng béo phì. Ngoài ra, bữa ăn gia đình, đặc biệt là bữa tối - cả nhà hội tụ đầy đủ sau một ngày các thành viên đi học, đi làm sẽ tạo ra không khí vui vẻ, háo hức của mọi đứa trẻ.
Bữa ăn gia đình cũng có thể thúc đẩy sức khỏe tốt. Trẻ ăn cùng bố mẹ ít có khả năng thừa cân hoặc bị rối loạn ăn uống. Thanh thiếu niên ăn tối với cha mẹ cũng ít gặp phải các vấn đề lạm dụng chất gây nghiện hoặc thể hiện các vấn đề về hành vi.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn (dùng thử)
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,983
  • Tháng hiện tại29,909
  • Tổng lượt truy cập6,207,496
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây