Cha mẹ nào cũng muốn những điều tốt nhất cho con mình. Chúng ta muốn nuôi dạy trẻ đúng cách và luôn ở đó khi con cần. Mặc dù không thể dạy trẻ mọi thứ, nhưng có một số kỹ năng quan trọng mà mọi bậc cha mẹ đều nên dạy con.
Những kỹ năng này sẽ giúp trẻ xử lý vấn đề tốt hơn trong cuộc sống và trở thành một công dân có trách nhiệm, biết tôn trọng trong xã hội. 1. Đọc sách Bạn đọc và học càng nhiều thì tâm trí bạn càng mở mang, bạn càng thông minh và khôn ngoan hơn. Trẻ cũng nên được dạy rằng học tập không chỉ là đọc sách giáo khoa. Có nhiều cách để học. Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ cởi mở và tiếp thu những bài học từ cuộc sống (cả tích cực và tiêu cực) và cha mẹ nên là tấm gương cho trẻ. 2. Chơi chung với bạn Thế giới ngày nay đã trở thành một ngôi làng toàn cầu. Giá trị của làm việc nhóm và chấp nhận sự khác biệt của người khác là không phải bàn cãi. Hãy khuyến khích trẻ chơi chung, làm việc cùng người khác trong khi hướng đến mục đích chung. Bằng cách này, bạn sẽ dạy cho trẻ cách nhìn bao dung với những quan điểm khác nhau.
3. Giải quyết bất đồng một cách thân thiện Bất đồng là không thể tránh khỏi trong cuộc sống, đặc biệt là trong thế giới đầy cạnh tranh ngày nay. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ thở sâu, cân nhắc tất cả khía cạnh của vấn đề và đặt những câu hỏi như “tại sao”, “nếu mà”. Bằng cách đó, trẻ sẽ tập trung vào vấn đề, chứ không phải vào con người, và trẻ sẽ dễ dàng kiểm soát những cảm xúc nguy hiểm như tức giận. 4. Nói lên ý kiến của mình Hãy để trẻ biết rằng cha mẹ sẽ không phải lúc nào cũng ở đó để bảo vệ chúng. Hãy khuyến khích trẻ lên tiếng vì bản thân, nói ra những gì mình nghĩ một cách mạnh dạn, với thái độ tôn trọng. Khả năng lên tiếng vì bản thân (hoặc vì người khác) để giao tiếp hiệu quả là một trong số những kỹ năng giá trị nhất mà bất cứ ai cũng có thể sở hữu trong thế giới hiện đại. Bạn nên sớm dạy trẻ kỹ năng này. 5. Biết xin lỗi khi sai và biết tha thứ khi người khác làm sai Trẻ nên biết rằng ai cũng có thể mắc lỗi, nhưng tha thứ có thể làm lành những lỗi lầm tồi tệ nhất. Không phải xấu hổ khi xin sự tha thứ hay khi tha thứ cho người khác. Ngược lại, tha thứ và xin được tha thứ là dấu hiệu của lòng dũng cảm. Hãy khuyến khích trẻ nuôi dưỡng thái độ này và bỏ qua những sai lầm, tổn thương mà người khác gây ra.