Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn non nớt, sức đề kháng chưa cao, vì vậy mọi công đoạn từ chọn lựa thực phẩm, chế biến, bảo quản đến phục vụ bữa ăn đều phải được thực hiện cẩn thận. Một trong những quy định quan trọng trong công tác cấp dưỡng là việc lưu và hủy mẫu thức ăn đúng cách. Đây không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là biện pháp giúp kiểm soát, phòng ngừa các nguy cơ liên quan đến ngộ độc thực phẩm Lưu mẫu thức ăn – Bước kiểm soát an toàn thực phẩm.

Mỗi ngày, các cô cấp dưỡng tại trường mầm non đều thực hiện lưu mẫu thức ăn theo quy định. Ngay sau khi hoàn tất việc chế biến và chia suất ăn cho trẻ, cô cấp dưỡng tiến hành lấy mẫu thức ăn đúng định lượng theo qui định từng loại món ăn. Việc lấy mẫu phải đảm bảo dụng cụ sạch sẽ, không bị lẫn tạp chất hay nhiễm chéo với thực phẩm khác. Sau đó, mẫu được cho vào hộp đựng chuyên dụng có nắp đậy kín, dán nhãn ghi rõ tên món ăn, ngày giờ lấy mẫu, người thực hiện. Các hộp mẫu thức ăn này được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 2 - 8 độ C và được lưu giữ ít nhất 24 giờ kể từ khi lưu Mẫu thức ăn sau khi hết thời gian lưu sẽ được lấy ra khỏi tủ lạnh, mở nắp và huỷ bỏ. Sau đó, hộp đựng mẫu được rửa sạch bằng nước nóng, phơi khô để sử dụng cho lần sau Việc lưu mẫu thức ăn không chỉ là một quy trình bắt buộc theo quy định của ngành y tế mà còn là hành động thể hiện trách nhiệm của nhà trường đối với sức khỏe trẻ