Vai trò của trò chơi đóng vai

Thứ hai - 14/01/2019 14:29
Trò chơi đóng vai là một hoạt động tự nhiên dành cho những đứa trẻ thích thú với môi trường xung quanh gần gũi của chúng, con người trong cuộc sống và đối tượng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày.
Bạn ơi, mua gì tôi bán rẻ cho nè!
Bạn ơi, mua gì tôi bán rẻ cho nè!

Việc chơi trò chơi đóng vai là một trong những cách mà qua đó ngôn ngữ có thể được dạy và học. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một số những bí quyết để thực hiện trò chơi đóng vai thành công nhằm giúp cho những đứa trẻ sắp đến trường cơ hội được học tập.

Trò chơi đóng vai là một hoạt động tự nhiên dành cho những đứa trẻ thích thú với môi trường xung quanh gần gũi của chúng, con người trong cuộc sống và đối tượng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày. Ví dụ, đứa trẻ sống trong một gia đình, khi trẻ được mua một con búp bê thì trẻ sẽ rất thích được "giả bộ làm mẹ", đút cho búp bê ăn và thay tã cho búp bê.

Các chuyên gia đều có sự nhất trí chung rằng việc chơi trò đóng vai đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Ví dụ, chuyên gia Angela Uchoa Branco từ trường đại học Brasilia, Brazil nói rằng, "Tầm quan trọng của trò chơi đóng vai đối với sự phát triển của trẻ là một điều rất đáng ghi nhận."

Một chuyên gia khác, Arve Gunnestad, đã mô tả việc chơi trò đóng vai giống như là một "lộ trình quý giá để học tập" trong bài trình bày của cô tại buổi học thường niên lần thứ 3 bàn về vấn đề mạng lưới đào tạo giáo viên tại các trường mầm non và vấn đề phát triển trường mầm non ở Nam Phi.

Ở một góc độ của việc đóng một vai trò nào đó, có rất nhiều cơ hội dành cho trẻ em chưa đến tuổi đến trường trong việc phát triển những kĩ năng sau:

  • Kĩ năng xã hội - Học tập cách giao tiếp với những đứa trẻ khác
  • Phát triển ngôn ngữ - Học từ mới
  • Kĩ năng xúc cảm - Học cách xử lý những xúc cảm có thể nảy sinh trong quá trình đóng vai ví dụ như sợ hãi lúc bị tiêm thuốc khi đóng vai là một bệnh nhân.
  • Những kĩ năng thực tế - Học cách thực hiện những nhiệm vụ thiết thực trong khi bắt chước các hoạt động chẳng hạn như trải bàn cho buổi ăn tối hoặc chuẩn bị thức ăn.

Gần đây nhất, theo Doris Berger, tác giả của quyển sách The Role Of Pretend Play in Children's Cognitive Development, thì việc chơi trò chơi giả bộ được cho là một sự phát triển tăng tốc của lý thuyết trình bày mang tính trí tuệ, việc giải quyết vấn đề, các kĩ năng thương lượng, mục tiêu tìm kiếm, khả năng ngôn ngữ và xã hội cùng với sự phát triển kĩ năng ở nhà trường.

Phát triển khả năng đóng vai

Vì chơi trò đóng vai là một hoạt động tự nhiên dành cho trẻ, trẻ không cần học cách phải làm sao để 'giả vờ'. Tuy nhiên, sẽ thật là tốt hơn nếu cha mẹ và giáo viên có thể chuẩn bị một môi trường mà có lợi cho khả năng đóng vai của trẻ và bao gồm cả chính họ vào trong sự phát triển của trò chơi đóng vai.

Hãy ghi nhớ rằng điều quan trọng ở đây là phụ huynh và thầy cô không kiềm chế những hoạt động vui chơi của trẻ và dập tắt những sáng kiến và sáng tạo của chúng.

Ví dụ, một giáo viên cùng với một nhóm trẻ đang chơi trò đóng vai trong phòng khám có thể giả làm bệnh nhân bên cạnh trẻ. Nếu trẻ giả bị đau bao tử, thì giáo viên có thể giả bị một chứng bệnh khác.

Sau đó sẽ thực hiện khả năng đóng vai đối với những trò chơi mới - với một loạt những triệu chứng mới, sử dụng những trang thiết bị khác của bác sĩ và các toa thuốc khác nhau.

Trẻ cũng sẽ phải suy nghĩ một cách hợp lý để phản ứng với những thay đổi được giới thiệu bởi các giáo viên.

Chuẩn bị một môi trường có lợi cho trò đóng vai

Để đẩy mạnh trò đóng vai trong lớp học, giáo viên có thể để riêng một 'góc tưởng tượng' với một chủ đề khác nhau vào mỗi tháng. Trẻ có thể được khuyến khích để đem các món đồ từ nhà để đóng góp vào góc tưởng tượng của chúng.

Ví dụ, nếu như góc đó là một cửa hàng tưởng tượng, trẻ có thể mang các loại chai và hộp bìa cứng trống, máy đếm tiền đồ chơi, và đồng phục cho người bán hàng mặc.

Sẽ rất lý tưởng nếu các bậc phụ huynh cũng được thông báo về chủ đề để họ cũng có thể đóng một vai trong đó, có thể thực hiện bằng cách dẫn trẻ đến cửa hàng, khuyến khích các cuộc trò chuyện qua lại giữa trẻ và người bán hàng, qua đó có thể tăng cường việc học của trẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn (dùng thử)
Bữa sáng:

Bún riêu nấu mọc
Sữa Growplus

Bữa trưa:

Cơm
Thịt bò xào ngủ sắc
Cải thìa luộc chấm nước dầu hào
Canh đu đủ nấu tôm khô
Sữa chua

Bữa xế:

Phô mai

Bữa chiều:

Súp óc heo bí đỏ

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay1,300
  • Tháng hiện tại25,117
  • Tổng lượt truy cập6,446,038
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây