Tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với máy tính ở trường mầm non

Thứ ba - 12/03/2019 14:36
Hoạt động cho trẻ làm quen với máy vi tính dần đã là một phần không thể thiếu trong nội dung giảng dạy đối với trẻ ở các trường mầm non chuẩn quốc gia, đặc biệt là các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I hiện nay.
Khả năng sử dụng máy tính của trẻ có thể bắt đầu ngay từ khi lên 5 tuổi
Cháu bạn đang được chơi những trò chơi kidsmart vui lắm nè!
Cháu bạn đang được chơi những trò chơi kidsmart vui lắm nè!
1. Dạy trẻ đúng cách
- Ban đầu, bạn nên dạy trẻ cách tiếp xúc với máy vi tính thông qua việc tập đánh máy 10 ngón hoặc làm toán, vẽ tranh trên máy.
- Có thể giới thiệu cho trẻ một số trò chơi đơn giản, gần gũi với suy nghĩ của trẻ.
- Hạn chế đến mức tối đa việc trẻ tiếp xúc với các trò chơi có tính bạo lực cao hoặc gây kích thích thần kinh.
- Bạn nên hướng dẫn trẻ cách kết bạn qua mạng internet, chỉ cho trẻ thấy những việc hữu ích nên làm và những điều nên tránh.
- Đặc biệt, trẻ cần được hướng dẫn về việc không cung cấp thông tin cá nhân cho những người lạ mới nói chuyện một vài lần. Bởi đã có rất nhiều trẻ đã bị kẻ xấu lợi dụng hình ảnh và thông tin cá nhân của mình.
- Bạn chỉ nên cho trẻ tiếp xúc với máy tính có giới hạn, kiểm soát thời gian và các hoạt động của trẻ trên máy một cách chặt chẽ, định hướng cho trẻ mục đích sử dụng máy tính đúng mục đích học tập và giải trí lành mạnh.
- Thích hợp nhất là nên hướng trẻ vào niềm say mê một môn học nào đó cần sử dụng máy tính, để trẻ sử dụng nó vào mục đích học tập của mình.
- Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải quan tâm đến thời gian ăn ngủ, sinh hoạt của trẻ, tránh để trẻ vì quá mải mê mà quên mất thói quen sinh hoạt điều độ.
53384000 2029786007321684 9204732484380524544 n
Phòng máy tính của trường Mẫu giáo Tuổi Xanh

2.Lưu ý cách tổ chức hoạt động làm quen với tin học cho trẻ mầm non tại phòng máy vi tính như sau:
- Xây dựng kế hoạch: nhà trường xây dựng kế hoạch phân công thời gian hoạt động cho các lớp. Ưu tiên dành thời gian cho trẻ ở các khối lớp lớn hơn. Thời gian hoạt động trực tiếp với máy tính của mỗi trẻ không nên quá 25 phút/ 01 hoạt động.
Kế hoạch hoạt động của các lớp cần phải cụ thể về:
+ Nội dung và thời gian dành cho từng nội dung giáo dục;
+ Lựa chọn, sắp xếp các kiến thức từ dễ đến khó, từ các kiến thức, thao tác cơ bản đến các kiến thức, kỹ năng khó hơn;
+ Dành thời gian cho trẻ tự khám phá và thời gian cho trẻ thực hiện các hoạt động tái hiện lại các kiến thức, kỹ năng, thể hiện cảm xúc của trẻ đối với các nội dung trẻ được học như: vẽ, xé dán, in hình, tô màu, kể lại, bắt chước các nhân vật, hát, múa…
53871643 675584392857508 3564802634973970432 n 1
Lịch sinh hoạt phòng máy cho các khối lớp

- Sắp xếp bố trí giáo viên có khả năng về tin học để hướng dẫn trẻ học tại phòng vi tính. Có thể bố trí giáo viên này hỗ trợ cho giáo viên của các lớp khi cần thiết.
- Đảm bảo rằng hệ thống điện không là nguy cơ dẫn đến các mối nguy hiểm đối với trẻ; phòng đủ ánh sáng và có không gian thoáng mát.
- Tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm quen với tin học theo kế hoạch. Trong quá trình tổ chức hoạt động này giáo viên nên chú ý:
+ Giai đoạn trẻ mới được tiếp xúc với máy vi tính, giáo viên nên hướng dẫn trẻ các thao tác đơn giản bằng biện pháp sử dụng lời nói kết hợp làm mẫu.
Đặc biệt là các thao tác ở máy, tắt máy hoặc thoát các chương trình, các file nhằm giảm thiểu việc lỗi máy. Khi trẻ đã quen dần với cách sử dụng máy, ta có thể mở các trò chơi đơn giản được cài sẵn vào máy cho trẻ chơi vừa tập trẻ sử dụng máy vừa mang tính chất giải trí cho trẻ.
+ Trẻ mầm non vốn tò mò, thích tự khám phá khi được tiếp xúc với máy vi tính. Giáo viên nên tận dụng đặc điểm tâm lý này của trẻ để gợi ý cho trẻ tự khám phá từng nội dung giáo dục. Giáo viên lúc này vai trò chủ yếu là bao quát, hướng dẫn, giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn.
+ Tư thế ngồi của trẻ trong giai đoạn phát triển này là rất quan trọng, giúp hình thành cho trẻ thói quen và tư thế ngồi đúng. Do vậy, cần đảm bảo bàn ghế đúng quy cách và giáo viên hướng dẫn luôn chú ý đến tư thế ngồi của trẻ.
+ Để khắc sâu các kiến thức và phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ, giáo viên cần tổ chức các hoạt động sau giờ làm quen với máy vi tính, tạo cơ hội cho trẻ tái hiện các kiến thức, cảm xúc của bản thân, của nhóm.
+ Việc bảo trì hệ thống máy tính, mạng internet cần được nhà trường quan tâm thường xuyên, tránh trường hợp máy hỏng ảnh hưởng đến kế hoạch hoạt động của các lớp.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn (dùng thử)
Bữa sáng:

Nui nấu mộc
Sữa growplus

Bữa trưa:

Cơm
Thịt ram nước dừa
Dưa leo xào
Canh đu đủ sườn non
Kem ly

Bữa xế:

Chuối cau

Bữa chiều:

Bún bò viên

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay1,703
  • Tháng hiện tại7,848
  • Tổng lượt truy cập6,222,652
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây