Dinh dưỡng cho trẻ ngày Tết

Thứ bảy - 22/01/2022 21:13
Tết là dịp nghỉ ngơi đúng nghĩa của trẻ con nhưng còn với người lớn, đặc biệt là các bậc làm cha mẹ có nhiều khi lại bận rộn và tất bật hơn cả ngày thường. Vì quá bận rộn, đôi khi chúng ta không chu đáo lắm trong việc thực hiện bữa ăn cho trẻ. Ngoài ra, một số phụ huynh đôi khi cũng không muốn căng thẳng, ép buộc trong những ngày Tết nên hay có tâm lý “cho con thoải mái đi, Tết mà!!!”. Chính vì thế, các cháu chỉ cần uống một chút sữa hoặc trẻ có thể thỏa thích ăn được nhiều món ngon, lạ miệng đặc biệt là mứt, bánh kẹo. xem là đủ bữa. Có gì, ra Tết tính tiếp! Tuy nhiên, cha mẹ đừng nghĩ là Tết thì nên bỏ bê việc ăn uống của trẻ vì nếu chế độ ăn uống bất thường sẽ khiến trẻ dễ béo phì, sâu răng, rối loạn tiêu hoá, táo bón, ngộ độc…
Dinh dưỡng cho trẻ ngày Tết
Ba yếu tố giúp phát triển tài năng và trí tuệ của bé là: dinh dưỡng, gen và giáo dục. Các bậc cha mẹ có thể hoàn toàn giúp bé nhà mình phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ. Và có thể tăng cường hấp thu dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển trí não. Bằng sự giúp sức của một chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Món ăn ngày Tết cổ truyền Việt Nam rất phong phú và có sức hút đến kỳ lạ đối với các bé. Chính vì vậy mà các mẹ lưu ý những th ực ph ẩm dinh dưỡng phù hợp cho trẻ cũng như những thực phẩm cần hạn chế sử dụng để giúp các bé yêu có được bữa ăn Tết dinh dưỡng trọn vẹn niềm vui và tốt cho sức khoẻ 
Các loại thực phẩm phụ huynh có thể cho trẻ ăn :
- Các loại hạt : Vào ngày Tết, có thể cho trẻ ăn các loại hạt phù hợp như đậu phộng, hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt dưa, hạt bí, óc chó hay hạt điều. Đây là những món ăn vặt ngày Tết quen thuộc nên trẻ có thể thưởng thức cùng với gia đình. Với những trẻ nhỏ, cha mẹ nên giám sát khi trẻ ăn, tránh nguy cơ bị hóc dị vật, gây nguy hiểm cho bé.
- Uống nhiều nước: Giúp bé hấp thu, tiêu hóa và chuyển hóa tốt các chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc cần loại ra ngoài cơ thể. Bé mải mê vui chơi sẽ quên uống nước vì vậy cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở bé uống nước.
- Sữa và sữa chua: Sữa chua giúp trẻ tiêu hoá tốt, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón, tiêu chảy. Có thể ăn 1-2 lần một ngày.
- Một số loại trái cây lành mạnh bạn nên cho trẻ ăn như quả mọng, dưa, kiwi và cam.
- Khoai lang được xếp vào nhóm món ăn vặt ngày Tết cho bé là nhờ độ ngọt tự nhiên, màu sắc tươi sáng và bổ sung nguồn chất xơ dồi dào. Loại rau củ có vỏ màu cam này là nguồn beta-carotene phong phú. Khoai lang có chứa các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm cần thiết.
- Trái cây sấy khô thay cho mứt
Các loại trái cây sấy khô như nho, xoài, chuối… cũng có nhiều giá trị dinh dưỡng. Ngoài việc cung cấp lượng chất xơ đáng kể, trái cây sấy khô còn mang lại vị thơm ngon, lạ miệng, phù hợp với khẩu vị của trẻ. So với các loại mứt, trái cây khô không quá ngọt nên rất an toàn cho sức khỏe bé.
- Nếu trẻ đòi ăn bánh tét, bánh chưng thì trong bánh đã có nếp (chất bột đường), thịt heo (chất đạm) và mỡ (chất béo), bạn hãy khuyến khích trẻ ăn thêm một ít kiệu và dưa hấu (nhóm rau trái) thì sẽ đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết trong bữa ăn chính.
- Mỗi ngày nên có ít nhất một bữa cơm với đủ món mặn, canh, xào như ngày thường.
Các thực phẩm cần hạn chế cho trẻ ăn :
- Các loại kẹo, nước ngọt: Cung cấp năng lượng rỗng từ đường không kèm theo vitamin hay khoáng chất nào. Không nên cho bé ăn trước bữa ăn chính vì bé sẽ có cảm giác bị no ngang, khi đến bữa ăn chính, bé sẽ ăn ít. Ngoài ra, kẹo còn là một trong những nguyên nhân gây sâu răng hàng đầu cho trẻ.
- Mứt: Thành phần dinh dưỡng chủ yếu là chất bột đường, cũng có thể có một lượng rất ít chất xơ nhưng không đáng kể. Để thu hút khách hàng, nhà sản xuất đã sử dụng nhiều phẩm màu có màu sắc lòe loẹt, sặc sỡ. Ngoài ra, cũng có không ít mứt được làm trong một môi trường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, các ông bố bà mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng để phòng ngừa nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
- Bánh snack: Chứa nhiều béo và muối, không nên ăn nhiều.
- Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trong vòng 2 giờ trước bữa ăn chính.
- Đối với trẻ béo phì, bạn cần hạn chế mua dùng hay ít nhất phải quản lý chặt các thực phẩm ngọt (chocolate, bánh mứt…) và các món ăn béo (thịt mỡ, món chiên) ngoài tầm tay trẻ.
- Nước ngọt và các loại nước hương trái cây: thành phần của những loại nước này chủ yếu là đường và mùi hương công nghiệp, không có nhiều giá trị dinh dưỡng cho trẻ.
Những thay đổi về ăn uống trong những ngày Tết sẽ tạo thói quen cho trẻ và bố mẹ sẽ khó tập lại dù đã hết Tết. Vì vậy, bố mẹ hãy cố gắng duy trì ba bữa ăn chính của trẻ sao cho không có thay đổi nhiều so với những ngày bình thường. Những món kẹo bánh bé thích sẽ cho bé ăn thêm sau các bữa ăn chính và ăn có chừng mực. Muốn vậy bố mẹ phải cất bánh kẹo, nước ngọt vào tủ, xa tầm mắt và tầm với của bé, không để trong tủ lạnh. Dù đi chơi Tết, cũng nên canh giờ để đảm bảo bữa ăn chính cho trẻ. Tránh tình trạng cho trẻ đến chơi nhà khách lúc gần giờ ăn, trẻ thấy bánh kẹo sẽ đòi ăn vặt.
Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe cho bé sau những ngày nghỉ Tết, ngoài việc chú ý về dinh dưỡng, các mẹ cũng nên chú ý đảm bảo giấc ngủ của bé đúng giờ, tránh những trường hợp trẻ ham vui quá thường đi ngủ muộn. Các mẹ cũng không nên cho trẻ đi chơi về quá khuya để tránh việc bé bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe.
“Chúc các bé có những ngày Tết thoải mái mà vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng”.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn (dùng thử)
Bữa sáng:

Bún riêu cua nấu mộc
Sữa growplus

Bữa trưa:

Cơm 
Thịt gà sốt nước tương
Cải thìa xào
Canh bầu nấu cá lóc
Rmix bông mai

Bữa xế:

Thanh long

Bữa chiều:

Súp óc heo bí đỏ

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay1,175
  • Tháng hiện tại73,855
  • Tổng lượt truy cập6,172,692
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây