❌PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ‼️
🌈Tai nạn thương tích, những sự cố bất ngờ và khó lường, có thể ập đến bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, và để lại những tổn thương không chỉ về thể xác mà còn cả tinh thần. Đặc biệt đối với trẻ em, những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, việc phòng tránh và trang bị kiến thức ứng phó là vô cùng quan trọng.
⭕️ Các loại tai nạn thương tích thường gặp và biện pháp phòng tránh:
🌱Tai nạn do ngã:
🌟Nguyên nhân: chủ yếu do trơn trựơt, vấp ngã do đường đi mấp mô và thường xảy ra ở nơi vui chơi.
👉Phòng tránh:
+ Không cho trẻ chơi gần những nơi không an toàn.
+ Bàn ghế, đồ chơi hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa thay thế ngay.
+ Đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn.
🌱Tai nạn do bỏng:
🌟Nguyên nhân: chủ yếu do trẻ sau khi chơi, khát nước uống nhầm vào nước nóng, khi ăn, uống, trẻ cũng có thể bị bỏng do thức ăn (canh, cháo,…) còn đang rất nóng, nếu không chú ý mà ăn, uống ngay sẽ gây bỏng cho trẻ.
👉Phòng tránh:
+ Không để đồ vật đựng nước nóng trong tầm với trẻ em
+ Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống, nhiệt độ nước tắm rửa.
+ Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp đang đun...
🌱Tai nạn do đuối nước:
🌟Nguyên nhân: Trẻ đuối nước do ngã vào xô, chậu nước, hoặc tai nạn gần ao hồ, khi tắm, bơi ở nơi không an toàn, khu vực nguy hiểm. 👉Phòng tránh: + Trẻ em cần rèn luyện thể lực và biết bơi theo quy định.
+ Khi đi bơi phải tuân thủ quy tắc an toàn.
+ Không cho trẻ ra gần ao hồ, sông suối một mình.
+ Khi đi đò, thuyền,… phải mặc áo phao bảo hộ
+ Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn, không để thùng, chậu có nước trong nhà.
🌱Tai nạn do điện giật:
🌟Nguyên nhân: sự vô ý tiếp xúc với dòng điện một cách trực tiếp (cắn, nhai dây điện, đưa tay vào ổ điện, tiếp xúc với chỗ hở của đường điện) hay gián tiếp (nhét những đồ vật bằng kim loại vào ổ điện, vui chơi ở chỗ dòng điện....).
👉Phòng tránh:
+ Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không cho trẻ nghịch
+ Hệ thống điện phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.
+ Giáo dục trẻ nhỏ những tác hại của dòng điện và cách sử dụng điện an toàn.
🌱Tai nạn ngạt đường thở:
🌟Nguyên nhân: trẻ nhỏ dễ bị dị vật mũi, tai do tự nhét hoặc nghịch nhét cho bạn các vật nhỏ như hạt cườm, xúc xắc, hạt, quả, đất nặn. Hành động ngậm đồ chơi cũng tiềm ẩn nguy cơ rách miệng, gãy răng, hít sặc gây dị vật đường thở hoặc nuốt gây dị vật đường ăn.
👉Phòng ngừa:
+ Tránh để trẻ nuốt hoặc nhét vật nhỏ vào miệng, mũi.
+ Cho trẻ ăn thức ăn mềm, không lẫn xương, hạt.
+ Để xa tầm tay trẻ các vật nhỏ dễ nuốt như tiền xu, kim băng, cúc áo, hạt quả, lạc...
+ Không cho trẻ vừa ăn vừa cười đùa.
+ Giáo dục trẻ không chơi trò trùm túi ni lông, chăn, gối lên đầu.