Ba mẹ hãy cùng chơi với trẻ một số trò chơi âm nhạc.

Thứ sáu - 14/01/2022 15:40
Ba mẹ hãy cùng chơi với trẻ một số trò chơi âm nhạc.
Ba mẹ hãy cùng chơi với trẻ 1 số trò chơi âm nhạc.
            Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc . Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 4 tuổi trở lên thì trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc hay.Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Âm nhạc đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc.Trẻ thường gắn âm nhạc với trò chơi.. Vì đặc điểm lứa tuổi mầm non là học mà chơi, chơi mà học. Các trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát,tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc, giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tốt hơn.
           Ba mẹ cùng chơi với trẻ 1 số trò chơi âm nhạc sau
*Trò chơi Nghe giai điệu đoán tên bài hát
Luật chơi: Nghe một đoạn giai điệu bài hát và trả lời. Trả lời đúng được quà, trả lời chưa đúng sẽ nhường câu trả lời cho người khác.
Cách chơi: Các bé và ba mẹ chia thành 2 đội chơi. Khi nhạc bật lên, ai biết là bài hát nào sẽ dùng xắc xô lắc trước để giành quyền trả lời. Người nào trả lời đúng sẽ là người chiến thắng.

Hình ảnh trẻ tham gia trò chơi âm nhạc

*Trò chơi Hát đúng từ trong bài hát

Luật chơi: Trong thời gian quy định bé phải hát đúng câu hát có từ đã chọn nếu không sẽ thua cuộc
Cách chơi: Ba mẹ chọn những từ ngữ gần gũi với trẻ, trong các bài hát mầm non. Sau đó để trẻ nhớ lại xem từ đó có trong bài hát nào thì hát bài hát đó lên. Ví dụ: từ “con chim” có trong câu hát “con chim non trên cành tre, hót líu lo, hót líu lo...”. Nếu trong thời gian quy định ai không hát được sẽ bị loại, nhường cơ hội cho người khác.
          Trẻ tham gia trò chơi âm nhạc trẻ được động viên, được tự do thể hiện bản thân, những cảm xúc, suy nghĩ và sáng tạo, thể hiện. Các trò chơi có nội dung, có luật giúp trẻ thực hiện một cách dễ dàng các bài tập rèn luyện kỹ năng hát, múa, cảm thụ âm nhạc, ghi nhớ tác phẩm, nắm được những khái niệm sơ giản về các yếu tố diễn tả âm nhạc trong hình thức sinh động, hấp dẫn. Trò chơi âm nhạc là hình thức tổng hợp của các dạng vận động, mang tính sáng tạo cao nhất, phát triển nhiều nhất các kỹ năng, nhận thức cho trẻ

        
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn (dùng thử)
Bữa sáng:

Bánh canh gà cà rốt nấm rơm
Sữa growplus

Bữa trưa:

Cơm
Tôm tươi sốt chua ngọt
Mướp xào
Canh cải thảo tôm thịt
Nước chanh muối

Bữa xế:

Thanh long

Bữa chiều:

Bún gạo nấu bò viên

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay796
  • Tháng hiện tại21,868
  • Tổng lượt truy cập6,199,455
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây